7 THUỘC TÍNH CỦA ĐAU

  1. Hoàn cảnh khởi phát
  2. Vị trí
  3. Cường độ
  4. Hướng lan
  5. Thời gian
  6. Triệu chứng đi kèm
  7. Làm gì để đở đau (Yếu tố tăng - giảm).

Trong y khoa nói đến đau thì phải mô tả đầy đủ 7 thuộc tính này.

Ví dụ:

Ví dụ 1: MÔ TẢ CƠN ĐAU NGỰC ĐIỂN HÌNH CỦA NHỒI MÁU CƠ TIM:

  1. Hoàn cảnh khởi phát: Khởi phát sau một gắng sức.
  2. Vị trí: Đau vùng trước tim, vùng thượng vị.
  3. Cường độ: Đau liên tục, đau dữ dội, đau như bóp nghẹt, đau như nóng rát...
  4. Hướng lan: Lan lên vai trái,cằm trái, ngón 4 và 5 bàn tay trái, lan ra sau lưng.
  5. Thời gian: Kéo dài > 20 phút
  6. Triệu chứng đi kèm: Vã mồ hôi, tay chân lạnh, nôn ói.
  7. Làm gì để đở đau (Yếu tố tăng - giảm): Không có tư thế giảm đau, đau không giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitrate.

Ví dụ 2: MÔ TẢ CƠN ĐAU ĐIỂN HÌNH CỦA VIÊM TỤY CẤP:

  1. Hoàn cảnh khởi phát: Sau bữa ăn thịnh soạn gồm có: rượu bia, dầu mỡ, trứng.
  2. Vị trí: Vùng thượng vị
  3. Cường độ: Đau dữ dội
  4. Hướng lan: Có thể lan ra sau lưng.
  5. Thời gian: Kéo dài nhiều giờ
  6. Triệu chứng đi kèm: Gần như 100% kèm theo nôn ói ở lần viêm tụy đầu tiên, các lần viêm tụy sau không còn điển hình nữa.
  7. Làm gì để đở đau: Có tư thế giảm đau: cò súng, trồng cây chuối

Đánh giá đau bằng công cụ "OLDCARTS"

  1. O (Onset): Khởi như thế nào - nhanh hay chậm?
  2. L (Location): Vị trí, hướng lan?
  3. D (Duration): Kéo dài bao lâu - cấp hay mạn, tần suất?
  4. C (Characteristics): Đặc điểm, tính chất, mức độ đau?
  5. A (Aggravating): Yếu tố làm tăng?
  6. R (Relieving factors): Yếu tố làm giảm?
  7. T (Treatment): Điều trị?
  8. S (Severity): Mức độ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động hằng ngày?