/CS519.M11.KHCL

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Công nghệ Thông tin | University of Information Technology

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THÀNH VIÊN NHÓM

STT MSSV Họ và Tên Chức Vụ Github Email
1 19521676 Đỗ Trọng Khánh Nhóm trưởng trong-khanh-1109 19521676@gm.uit.edu.vn
2 19521383 Võ Phạm Duy Đức Thành viên ducducqn123 19521383@gm.uit.edu.vn
3 19521326 Trịnh Công Danh Thành viên danhtrinh15092001 19521326@gm.uit.edu.vn

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

  • Tên môn học: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
  • Mã môn học: CS519
  • Mã lớp: CS519.M11.KHCL
  • Năm học: HK1 (2021 - 2022)
  • Giảng viên: PGS.Lê Đình Duy

QUÁ TRÌNH

Week 1: What is Science and Research.

1. What is Science.

  • Khoa học là những cái mà mình tìm hiểu và thắc mắc về bất cứ điều gì trong thế giới này. Quy trình một vấn đề khoa học được giải quyết là:
(1) Quan sát.
(2) Đặt giả định.
(3) Thực nghiệm.
(4) Xem kết quả thực nghiệm.
(5) Đặt ra giả thiết mới.
(6) Teamwork để thực nghiệm và bàn luận vấn đề.
  • Tiếp tục đặt vấn đề, thực nghiệm, và xem xét kết quả cho đến khi ra được kết quả cuối cùng thì bước cuối cùng là nên chia sẻ điều kết quả nghiên cứu của mình với người khác.
  • Quy trình đơn giản như này nhưng nó áp dụng từ những vấn đề, hiện tượng nhỏ nhất trong đời sống.

2. Research.

  • Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
  • Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

Week 2: 5W1H and Sentence Paragraph.

  1. 5W1H.
  2. 5 Sentence Paragraph.

Week 3: Critical Thinking (Tư duy phản biện).

1. Critical thinking là gì?

  • Critical thinking được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là tư duy phản biện. Đây là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn cả giả thiết hoặc giả định để một người hình thành cách suy nghĩ, đưa ra quan điểm trước vấn đề nào đó và chứng minh, bảo vệ luận điểm của mình một cách logic, nhất quán và phản bác lại những ý kiến trái chiều.

2. Các cấp độ của Critical thinking.

  • Critical thinking chia thành 6 cấp độ theo thứ tự từ thấp đến cao:
+ Cấp độ 1: Trình bày nội dung.
+ Cấp độ 2: Cấu trúc nói.
+ Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản.
+ Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả.
+ Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên.
+ Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả.

3. Tầm quan trọng của Critical thinking.

  • Critical thinking là kỹ năng không thể thiếu trong mọi lĩnh vực và ngành nghề của cuộc sống, giúp con người nâng cao khả năng lập luận đa chiều, rõ ràng.
  • Critical thinking đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thay đổi của nền kinh tế tri thức mới. Mỗi người đều cần có tư duy linh hoạt cùng khả năng phân tích, đánh giá, sáng tạo để tích hợp thông tin cần thiết và giải quyết vấn đề.
  • Critical thinking giúp đưa ra những ý tưởng mới, đồng thời còn góp phần điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp khi cần thiết.
  • Con người cần Critical thinking để nhìn nhận và đánh giá bản thân, từ đó tự điều chỉnh và đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp công việc và cuộc sống của mình.
  • Critical thinking là nền móng của ngành khoa học và xã hội dân chủ. Tư duy phản biện gúp con người suy nghĩ sáng suốt hơn về các vấn đề xã hội, vượt qua các định kiến và lan tỏa nhiều thông điệp ý nghĩa đến toàn cộng đồng.

Week 4: Practice Critical Thinking.

Topic của nhóm: Có nên đi làm thêm ở môi trường Đại học ?

  • Các "được" và "mất" khi đi làm thêm ở môi trường Đại học
    • Sinh viên đi làm thêm sẽ được tiền, điều đó là chắc chắn, công sức lao động bỏ ra và hiển nhiên bạn được hưởng những gì bạn đã làm. Làm thêm sẽ giúp bạn có thêm nhiều về kỹ năng trong cuộc sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Môi trường làm việc giúp bạn phải gặp gỡ nhiều người điều đó sẽ giúp bạn khôn khéo hơn trong việc giao tiếp. Khi kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ làm quen được với nhiều người, mở rộng được mối quan hệ, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm khi đi làm những công việc liên quan đến ngành mình học
    • Khi đi làm thêm sinh viên sẽ không sắp xếp được thời gian giữa việc học và làm, rất dễ ảnh hưởng đến quá trình học tập. Nghiêm trọng hơn nếu việc làm đó mang lại thu nhập khá cao cho sinh viên, dẫn đến việc sinh việc sẽ ham đi làm và bỏ dở việc học của mình
  • Theo quan điểm của nhóm: Sinh viên đại học không nên đi làm thêm, đi làm thêm chỉ khi gia đình của sinh viên thật sự khó khăn và sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập để giúp đỡ gia đình. Ngoài ra, sinh viên nên đi làm thêm khi việc mình làm có vận dụng kiến thức đang học ở trường học, việc này sẽ giúp bổ sung kinh nghiệm, kiến thức cho sinh viên trong lĩnh vực mình đang học.

Week 5: Quy Trình Thực Hiện Nghiên Cứu.

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

  • Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

2. Phân loại nghiên cứu khoa học:

  • Phân loại theo chức năng nghiên cứu.
  • Phân loại theo tính chất sản phẩm nghiên cứu.
  • Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu.
  • Phân loại theo phương pháp nghiên cứu.

3. Quy trình thực hiện nghiên cứu:

  • Bước 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu (Selecting a problem)
    • Xác định đề tài, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời và các giả thuyết ban đầu tương ứng, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu.
  • Bước 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu (Reviewing the literature on the problem)
    • Tổng quan các công trình nghiên cứu đã có, các nguồn thông tin, tư liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Căn cứ trên kết quả tổng quan này để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứư, các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu.
  • Bước 3: Thiết kế nghiên cứu (Designing the research)
    • Bao gồm các nội dung: lựa chọn phương pháp nghiên cứu, phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu, mấu khảo sát, dự kiến tiến độ,
  • Bước 4: Thu thập dữ liệu (Collecting the data)
    • Tổ chức thu thập các thông tin định tính hoặc định lượng theo các phương pháp và công cụ đã chọn ở bước 3.
  • Bước 5: Phân tích dữ liệu (Analyzing the data)
    • Từ các thông tin thu thập được, sử dụng các công cụ thống kê hoặc các phương pháp đặc thù để xử lí và phân tích dữ liệu.
  • Bước 6: Tổng hợp kết quả và kết luận (Interpreting the findings and stating conclusions)
    • Khái quát các kết quả xử lí và phân tích dữ liệu nhằm trả lời các xâu hỏi nghiên cứu, cung cấp các kết luận và các đề xuất, kiến nghị.
  • Bước 7: Báo cáo kết quả (Reporting results)
    • Người nghiên cứu lập báo cáo kết quả nghiên cứu để gửi đến các nhân, tổ chức quan tâm hoặc chịu trách nhiệm quản lí.

Week 6: Luyện tập nhận diện và tóm tắt vấn đề.

  • Hành trình viết tiểu luận 90 trang của tác giả:
    • Những tháng đầu không làm gì cả => Điều chỉnh kế hoạch.
    • Những tháng tiếp theo vẫn vậy => Hạn deadline còn 3 ngày => Viết 90 trang trong 3 ngày.
  • Tác giả đưa ra phân tích não người trì hoãn:
  • Hành trình viết tiểu luận 90 trang của tác giả:
    • Giống người bình thường (người quyết định theo lý lẽ)
    • Có thêm con khỉ vui vẻ bất chợt => Con khỉ làm não người trì hoãn có những quyết định gây mất thời gian => Con khỉ chỉ muốn làm cái gì đó dễ và vui.
  • Hành trình viết tiểu luận 90 trang của tác giả:
    • Deadline tới gần => Con quái vật hoảng sợ xuất hiện => Con khỉ khiếp sợ.
  • Hành trình viết tiểu luận 90 trang của tác giả => Bỏ vô lăng lại cho người quyết định theo lý lẽ
  • Chúng ta không nên để nước tới chân mới nhảy, nó sẽ làm chúng ta trì trệ theo từng ngày

Week 7: Luyện tập chọn và đặt câu hỏi cho nghiên cứu khoa học.

Đề tài nghiên cứu: Mạng xã hội - Video tham khảo

Indetify:

  • Tác động của mạng xã hội Facebook đến nhận thức và hành vi của giới trẻ hiện nay
  • Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam
  • Nghiên cứu về thông tin trên mạng và hệ thống hóa các loại hình thông tin trên mạng
  • Nghiên cứu về hiện tượng bạo lực học đường bị tung lên mạng xã hội hiện nay

Đề tài nhóm chọn: Tác động của mạng xã hội Facebook đến nhận thức và hành vi của giới trẻ hiện nay

  1. Khái niệm của Facebook? (what)
  • Facebook là một trong những mạng xã hội hàng đầu thế giới hiện nay, là nơi kết nối tất cả mọi người lại với nhau trên toàn thế giới
  1. Nguồn gốc của mạng xã hội Facebook có từ đâu? (where)
  • Facebook được sáng lập bởi Mark Zuckerberg - một sinh viên học khoa máy tính trường Đại học Harvard.
  1. Lợi ích của việc sử dụng Facebook
  • Tính trò chuyện, kết nối cao hơn các mạng xã hội trước đó
  • Dễ dàng kết nối, giao lưu với bạn bè, người thân trong và người nước
  • Cập nhập thông tin nhanh chóng
  • Là một công cụ giải trí hữu ích
  • Là nơi kinh doanh, mua bán lí tưởng
  1. Facebook đã ảnh hưởng đến giới trẻ hiện nay như thế nào? (how)
  • Thay vì trực tiếp nói chuyện ngoài đời thì giới trẻ hầu như chỉ dành thời gian để trao đổi trên Facebook. Dần dần sẽ mất các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống
  • Không ít người có biểu hiện “nghiện” Facebook như việc sử dụng trở thành thói quen, có hệ thống và tâm lý bị lệ thuộc mạnh mẽ. Đây cũng là một bệnh lý về tâm thần của người nghiện Facebook. Nếu không sử dụng thì những người “nghiện” Facebook này sẽ có trạng thái nôn nao, khó chịu, buồn bã…
  1. Tại sao Facebook ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của giới trẻ? (why)
  • Facebook là nơi phát tán nhiều thông tin "nhảm", những hình ảnh, video bạo lực,... ảnh hưởng đến tinh thần của giới trẻ
  • Trong những bài viết gây xôn xao dư luận, có rất nhiều bình luận mang tính tiêu cực ảnh hưởng đến người khác

Week 8: Báo Cáo Bài Làm Ở Week 7

Week 9: Phương Pháp Đọc Bài Báo Khoa Học

Phương pháp để đọc bài báo khoa học - THREE-PASS(Đọc 3 lần)

  • Ý tưởng chính của phương pháp đọc 3 lần là bạn nên đọc bài báo tối đa 3 lần thay vì đọc 1 lần từ đầu đến cuối
  • Lần đọc đầu tiên sẽ cung cấp ý tưởng chung về bài báo, lần thứ hai sẽ nắm được nội dung bài báo, lần thứ ba giúp bạn hiểu bài báo một cách sâu sắc hơn
  • Lần đầu tiên:

    • Lần đầu tiên là đọc nhanh để có cái nhìn chung về bài báo, quá trình này sẽ mất khoảng 5 - 10p

      • Đọc kỹ tiêu đề, phần tóm tắt và phần giới thiệu
      • Đọc tiêu đề các phần khác, bỏ qua nội dung
      • Đọc phần kết luận
      • Đọc lướt qua tài liệu tham khảo và đánh dấu những gì mình đã đọc
    • Và để vượt qua lần đọc đầu tiên, bạn phải trả lời 5 câu hỏi chữ C:

      • Category(Thể loại)
      • Context(Bối cảnh)
      • Correctness(Tính đúng đắn)
      • Contributions(Đóng góp)
      • Clarity(Tính rõ ràng)
  • Lần thứ hai:

    • Đọc bài báo một cách cẩn thận hơn, nhưng bỏ qua một vài chi tiết như bằng chứng
      • Xem kỹ các bảng biểu, sơ đồ, các hình minh họa trong bài báo, đặc biệt là các đồ thị
      • Đánh dấu những tài liệu tham khảo chưa đọc có liên quan để đọc thêm
    • Lần đọc thứ hai sẽ mất thời gian khoảng 1 giờ. Sau khi vượt qua này, bạn sẽ có thể nắm được nội dung của bài báo.
  • Lần thứ ba:

    • Cố gắng hiện thực lại bài báo
      • Đưa ra giả định giống tác giả, tạo lại công việc => Điều này không những giúp người đọc xác định những đổi mới của bài báo mà còn giúp người đọc xác định những thất bại của nghiên cứu và giả định tiềm ẩn của nó.
      • So sánh bài báo này với các bài báo khác để có được cái nhìn sâu sắc về kĩ thuật được trình bày trong bài báo
      • Ghi lại những ý tưởng kĩ thuật này để có thể sử dụng vào công việc trong tương lai
      • Sau khi kết thúc bước này người đọc có thể tạo lại cấu trúc của bài báo, cũng như xác định được điểm mạnh và điểm yếu của nó

Week 10: Thực Hành Đọc Bài Báo Khoa Học

  • What is the problem?
    • Sử dụng phương pháp End-to-end để tạo mã QR stylized có khả năng quét mạnh
  • What are the key components of my approach and results? Also include any specific limitations.
    • Mã QR là một trong những mã hai chiều được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới, xuất hiện dưới dạng bộ sưu tập ngẫu nhiên của các mô-đun đen trắng thiếu các yếu tố thẩm mỹ và ngữ nghĩa trực quan
    • QR stylized là mã QR đã được cá nhân hóa, đa dạng, hấp dẫn và quét mạnh mẽ
    • Sử dụng kỹ thuật Neural Style Transfer, đề xuất một mạng đầu cuối mới ACN (ArtCode-Net) để tạo mã QR stylized
    • Để giải quyết thách thức về việc duy trì độ mạnh quét sau khi cung cấp các phần tử kiểu mã như vậy, họ đề xuất thêm lớp Sampling-Simulation, mật mã dựa trên mô-đun và cơ chế cạnh tranh để cải thiện hiệu suất của ACN
  • Bài báo: ArtCoder: An End-to-End Method for Generating Scanning-Robust Stylized QR Codes

Week 11: Thực Hành Writing Skill - Sử Dụng Phương Pháp 5 Sentences Paragraph

  • Chủ đề bài báo: An End-to-End Method for Generating Scanning-Robust Stylized QR Codes
  • Mã QR là một trong những mã hai chiều được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới, xuất hiện dưới dạng bộ sưu tập ngẫu nhiên của các mô-đun đen trắng thiếu các yếu tố thẩm mỹ và ngữ nghĩa trực quan. QR stylized là mã QR đã được cá nhân hóa, đa dạng, hấp dẫn và quét mạnh mẽ. Bài báo sử dụng phương pháp End-to-end để tạo mã QR stylized có khả năng quét mạnh. Để tạo mã QR stylized, bài báo đề cập sử dụng kỹ thuật Neural Style Transfer, đề xuất một mạng đầu cuối mới ACN (ArtCode-Net). Để giải quyết thách thức về việc duy trì độ mạnh quét sau khi cung cấp các phần tử kiểu mã như vậy, họ đề xuất thêm lớp Sampling-Simulation, mật mã dựa trên mô-đun và cơ chế cạnh tranh để cải thiện hiệu suất của ACN. Kết quả thử nghiệm cho thấy mã QR stylized có chất lượng cao về cả hiệu ứng hình ảnh và khả năng quét mạnh mẽ, đồng thời chúng có thể hỗ trợ ứng dụng trong thế giới thực
  • Bài báo: ArtCoder: An End-to-End Method for Generating Scanning-Robust Stylized QR Codes

Week 12: Tìm Hiểu Về Time Management Quadrant

  • Bản chất của việc quản lý thời gian
    • Bản chất của việc quản lý thời gian chính là quản lý sự ưu tiên. Lượng thời gian mỗi ngày của mọi người đều như nhau, chúng ta không thể làm cho nó dài ra hay ngắn đi. Nói cách khác, quản lý thời gian chính là sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên một cách khoa học và phù hợp với định hướng của bản thân. Bên cạnh đó, cần ước lượng thời gian giành cho mỗi việc và tập trung hoàn thành trong khoảng thời gian đã định
  • Công cụ quản lý thời gian
    • Mô hình này giúp phân loại công việc thành các nhóm theo những tiêu chí quan trọng, khẩn cấp, không quan trọng, không khẩn cấp và giúp chúng ta quyết định nên làm việc nào trước
    • Loại công việc quan trọng và khẩn cấp: Đây là loại công việc vừa ảnh hưởng đến tương lai vừa cần được giải quyết ngay. Loại công việc này cần được xử lý ngay lập tức, trước tất cả các hoạt động khác. Ví dụ: Có bài báo cáo môn học ABC vào ngày mai,...
    • Loại công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp: Những công việc đóng góp cho tương lai, nhưng không nhất thiết phải làm ngay lập tức. Ví dụ: Mỗi ngày làm 2 bài Reading 2 bài Listenning để chuẩn bị cho kì thi TOEIC 2 tháng tới, tập gym để duy trì sức khỏe,…
    • Loại công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp: Đây là những việc như cuộc gọi từ vài người bạn cũ, trả lời mail, tin nhắn hay gọi điện cho gia đình,… .Nhiều người thường ưu tiên công việc này trước vì có cảm giác nó cấp bách, không thể bỏ lỡ. Nhưng công việc không quan trọng nên được xếp sau. Không nên để một ngày quay cuồng trong một công việc không giúp ích cho tương lai của bản thân
    • Loại công việc không quan trọng cũng không khẩn cấp: Đây là những công việc được xếp sau cùng: Lướt facebook, xem phim hay những hoạt động giải trí,… .Chúng ta phải đảm bảo những công việc phía trên hoàn thành xong mới đến công việc này

                 Copyright © 2021 - Đỗ Trọng Khánh