/EC229-Law-In-E-Commerce

Research on tax management in e-commerce with a specific emphasis on exploring regulations and laws pertaining to tax authorities, individuals engaged in e-commerce activities, and e-commerce platforms

EC229 - Law In E-Commerce (Pháp Luật Trong Thương Mại Điện Tử)

Description of the image

Giới Thiệu

Đồ án này tập trung vào nghiên cứu và và phân tích các quy định và luật liên quan đến việc đóng thuế trong môi trường kinh doanh trực tuyến. Cụ thể, đồ án này trình bày những cách thức mà cơ quan chức năng (cơ quan thuế) đang tiến hành để thu thuế của các chủ thể có doanh thu trên các website, sàn giao dịch và mạng xã hội và các nền tảng công nghệ số khác. Trong đó, 3 góc độ của các bên liên quan sẽ tập trung đi vào việc trả lời các câu hỏi sau:

  • Ở góc độ bên bán, dựa vào quy định hiện hành nào để tối thiểu hóa số thuế phải đóng?
  • Vai trò của sàn giao dịch điện tử trong việc dung hòa lợi ích của bên bán và lợi ích của cơ quan chức năng đối với hoạt động quản lý thuế.
  • Ở góc độ của cơ quan thuế, dựa vào quy định nào hoặc bạn có đề xuất nào để tối đa hóa số thuế thu được từ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tạo ra môi trường kinh doanh công bằng cho tất cả cá nhân và doanh nghiệp ở các hình thức khác nhau?

Tóm Tắt Nội Dung

* Những hình ảnh dưới đây chỉ minh hoạ một số slide trong bài báo cáo chứ không phải là toàn bộ nội dung báo cáo

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TRONG LĨNH VỰC TMĐT

Đặc điểm và vai trò của chính sách thuế đối với TMĐT.

CFA đưa 5 yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chính sách thuế trong TMĐT: Tính trung lập; tính hiệu quả; tính chính xác, rõ ràng; tính công bằng; tính linh hoạt.

Vai trò của chính sách thuế đối với TMĐT:

  • Gia tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.
  • Đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ thuế giữa kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực TMĐT và lĩnh vực thương mại truyền thống.

Chính sách thuế đối với TMĐT tại các quốc gia trên thế giới.

Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của chính sách thuế đối với thương mại điện tử tại 2-3 quốc gia phát triển mạnh thương mại điện tử trên thế giới bao gồm Canada, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc. Trong đó có thể kể đến những rủi ro chuyển lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn, các thiên đường thuế (tax haven).

Thực trạng chính sách thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam.

Chính sách thuế đối với TMĐT của Việt Nam hiện nay đã được bao quát lồng ghép vào các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách thuế đối với thương mại điện tử Việt Nam bao gồm:
  • Nghị định số 126/2020/NĐ-CP về Luật Quản lý thuế.
  • Thông tư số 40/2021/TT-BTC100/2021/TT-BTC quy định:
    • Trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay. Trong đó, tại điểm đ mục 2 điều 1 của Thông tư số 100 có quy định: Tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.
    • Trách nhiệm cung cấp thông tin của sàn giao dịch TMĐT.

Vai trò của sàn giao dịch TMĐT: nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối kê khai thuế.

Khó khăn của sàn giao dịch:

  • Không kiểm soát tất cả hoạt động bên bán hàng.
  • Tạo ra áp lực rất lớn về tài chính cho sàn khi phải ứng trước một khoản tiền thuế từ người bán phải đóng.
  • Không có đủ công cụ cũng như quyền lực để thực thi yêu cầu người bán trả lại tiền thuế mà sàn đã đóng thay.

2. VẤN ĐỀ THUẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI TMĐT

Trốn thuế (tax evasion) là hành vi phạm pháp của các cá nhân và pháp nhân nhằm không phải nộp thuế hoặc không phải nộp đủ số thuế mà họ phải đóng. Trốn thuế khác với tránh thuế (tax avoidance) – hành vi hợp pháp nhằm giảm thiểu số thuế phải đóng. Một số hình thức trốn thuế:

  • Bên bán cố tình hoặc vô ý không đăng ký kinh doanh/đăng ký nộp thuế.
  • Không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai doanh doanh thu hoặc có kê khai nhưng kê khai không đúng (chia tài khoản ngân hàng nhận tiền thành nhiều tài khoản nhỏ do các cá nhân khác nhau trong gia đình đứng tên, lập ra các nhóm Zalo, Facebook kín để mua bán nhằm tránh sự dòm ngó của cơ quan thuế...).
  • Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế.
  • Sử dụng tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu cao.
  • Chuyển giá.

Đưa ra một số kiến nghị ở góc độ của cơ quan thuế để tối đa hóa số thuế thu được từ các hoạt động TMĐT tạo ra môi trường kinh doanh công bằng cho tất cả cá nhân và doanh nghiệp ở các hình thức khác nhau.

Đóng Góp

Chúng tôi rất hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp, phản biện hoặc đề xuất sửa đổi. Bạn có thể mở các issues hoặc tạo pull requests để chia sẻ ý kiến của mình.