Trong khi vận hành hệ thống, việc mất mát dữ liệu là điều không thể tránh khỏi. Có những nguyên nhân chính như sau:
- Xung đột khi Migration data
- Hệ thống bị hack
- Dev mớ ngủ xoá nhầm data
Khi đó, việc khôi phục data rất tốn thời gian => Cần phải backup data hàng ngày và mỗi khi lên version mới.
Có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này, như sử dụng dịch vụ backup data của bên cung cấp Server. Tuy nhiên, chúng thường tốn phí. Vậy làm sao để vừa free (do tận dụng tài nguyên hiện có), vừa đảm bảo tính an toàn dữ liệu?
Trước khi đưa ra giải pháp thì cùng nhìn lại bài toán của công ty mình gặp phải:
- Lượng data của công ty mình không lớn, chủ yếu là lưu thông tin về user, app, không lưu các thông tin về transaction, nếu dùng dịch vụ bên ngoài thì lãng phí
- Hệ thống được maintain thường xuyên, việc di dời server khi có big update là điều không thể tránh khỏi
- Từng sử dụng shell script để backup data, tuy nhiên mỗi lần di dời hệ thống (trên 3 môi trường dev, staging, production) thì việc settup lại shell script khá cực.
- Không sử dụng các dịch vụ cloud database mà dùng giải pháp cây nhà lá vườn - deploy dưới dạng services
=> Mình sẽ cần dev một service vừa có khả năng truy cập vào mongodb service để chạy backup toàn bộ các database, vừa có khả năng đẩy file backup lên kho lưu trữ (mình chọn google drive vì nó free)
- Tự động backup database theo thời gian chỉ định và đẩy lên Google Drive
- Cho phép Force Backup
- Cho phép tuỳ chỉnh tự động xoá các file backup trên Local và Drive sau thời gian chỉ định
- Cho phép gửi thông báo tình trạng backup qua Telegram
- Google Client Mail
- Google Private Key
- Google Folder ID
Tạo 1 file .env ngang hàng với thư mục src và khởi tạo các biến môi trường:
GOOGLE_CLIENT_MAIL=""
GOOGLE_PRIVATE_KEY=""
GOOGLE_FOLDER_ID=""
IS_FORCE_BACKUP=1
Lưu ý: File .env chỉ hoạt động với Local, khi lên Production sẽ bị loại bỏ.
Chỉnh sửa file deploy.example.sh với các thông số như phần 4.2
Chạy
bash ./deploy.example.sh
Tạo file docker-compose.yml như sau
version: '3.8'
services:
mongodb_backup:
image: vtuanjs/mongodb_backup:lastest
networks:
- net
environment:
NODE_ENV: 'production'
GOOGLE_CLIENT_MAIL: ${GOOGLE_CLIENT_MAIL}
GOOGLE_PRIVATE_KEY: ${GOOGLE_PRIVATE_KEY}
GOOGLE_FOLDER_ID: ${GOOGLE_FOLDER_ID}
MONGO_BACKUP_USER: ${MONGO_BACKUP_USER}
MONGO_BACKUP_PASSWORD: ${MONGO_BACKUP_PASSWORD}
MONGO_URI: ${MONGO_URI}
IS_FORCE_BACKUP: ${IS_FORCE_BACKUP}
networks:
net:
driver: overlay
attachable: true
Cấu hình bên trên là cấu hình tối thiểu để app có thể hoạt động. Bạn có thể tuỳ chỉnh thêm các tính năng nhờ Biến môi trường trong phần 5.
Lưu ý:
Biến MONGO_BACKUP_USER: Là user có quyền "root" hoặc quyền "backup" database. Xem "phần 7" để được hướng dẫn cách tạo user có quyền Backup.
Folder lưu trữ file backup cần được chia sẽ với Client Mail
MONGO_ROOT_USER
: Root User (Biến cũ ở Version 1.0.0 và sẽ bị loại bỏ trong tương lai)
MONGO_ROOT_PASSWORD
: Root Password (Biến cũ ở Version 1.0.0 và sẽ bị loại bỏ trong tương lai)
MONGO_BACKUP_USER
: Root Username hoặc Backup Username
MONGO_BACKUP_PASSWORD
: Root Password hặc Backup User Password
MONGO_URI
: Chuỗi connection string. Ex: "mongodb://localhost:27017"
MONGO_HOST
: Địa chỉ IP/ Tên container/ Tên service của MongoDB. Default: localhost
MONGO_PORT
: Port của MongoDB. Default: 27017
IS_AUTO_BACKUP
: Cho phép tự động Backup hay không, Default: 1
CRON_JOB_TIME
: Cấu hình thời gian Backup theo khung giờ GMT +7. Default '00 00 * * *' tương ứng 0:00 AM
IS_FORCE_BACKUP
: Backup ngay khi khởi động app. Default 0
IS_REMOVE_OLD_LOCAL_BACKUP
: Có cho phép xoá bản backup trên server khi hết hạn không? Default 1
KEEP_LAST_DAYS_OF_LOCAL_BACKUP
: Thời gian lưu trữ bản Local Backup. Default 2
IS_REMOVE_OLD_DRIVE_BACKUP
: Có cho phép xoá bản backup trên drive khi hết hạn không? Default 1
KEEP_LAST_DAYS_OF_DRIVE_BACKUP
: Thời hạn lưu trữ bản Drive Backup: Default 7
GOOGLE_CLIENT_MAIL
: Mail được cấp quyền sử dụng API (Do google phát sinh khi tạo Google User Service)
GOOGLE_PRIVATE_KEY
: Key được phát sinh khi tạo Google User Service
GOOGLE_FOLDER_ID
: Thư mục để lưu trữ file backup. Lưu ý: Thư mục này cần được chia sẽ với Google Client Email
IS_ALLOW_SEND_TELEGRAM_MESSAGE
: Có cho phép gửi tin nhắn qua Telegram không. Default 1
TELEGRAM_CHANEL_ID
: Cấu hình gửi thông báo backup qua telegram. Cấu trúc: "-chanelID" (Có dấu "-" đằng trước chanelID)
TELEGRAM_BOT_TOKEN
TELEGRAM_MESSAGE_LEVELS
: Cấu hình loại tin nhắn sẽ gửi qua telegram. Mặc định: "info error"
TELEGRAM_PREFIX
: Prefix tuỳ chỉnh khi gửi tin nhắn qua Telegram. Default: MongoDB Backup
HTTP_FORCE_BACKUP_TOKEN
: Mã token dùng để user force backup qua api. Mặc định là tắt, chỉ hoạt động khi được truyền giá trị. Lưu ý: Bạn cần mapping Port 5050 ra host để chạy curl
nhé!
Cấu trúc:
GET: http://localhost:5050?token=<mã token>
POST: http://localhost:5050
Body: { token: <mã token> }
- Message mẫu Telegram được gửi:
21/11/2020, 6:43:34 PM, VietNam
✅ MongoDB Backup
Backup database to GG Drive with file name: 2020-11-21.zip successfully!
- Lưu ý: Telegram message chỉ hoạt động trên 3 môi trường: Development, Staging, Production.
- Bạn cần truyền đủ TELEGRAM_CHANEL_ID và TELEGRAM_BOT_TOKEN thì hệ thống mới gửi tin nhắn qua Telegram được.
Youtube:
- Bước 1: Truy cập mongodb bằng shell
mongo --port 27017 -u "<username>" --authenticationDatabase "admin"
Sau đó nhập Password để truy cập
- Bước 2: Truy cập vào admin database
use admin
- Bước 3: Chạy lệnh sau để tạo user
db.createUser({
user: "<username>",
pwd: "<password>",
roles: [{
role: "backup",
db: "admin"
}]
})
Đang cập nhập...
Cám ơn sự đông góp nhiệt tình của mọi người: